Thành phần cơ bản của hệ điều hành

Tại bậc cao của bất kỳ kiến trúc máy tính nào, một máy tính đều có một bộ phân xử lý (processor), bộ nhớ và một vài bộ phận nhập xuất, với một hoặc nhiều loại khác nhau. Những bộ phận này liên kết và kết nối với nhau, thực hiện hầu hết chức năng của máy tính. Vì vậy, có 4 thành phần chính của một máy bất kỳ. Đó là:

  1. Bộ xử lý: Kiểm soát các quá trình xử lý trong máy tính, và đảm nhiệm các chức năng xử lý dữ liệu của nó.
  2. Bộ nhớ chính (main memory): Lưu trữ dữ liệu và các chương trình. Bộ nhớ của nó thường dễ bay hơi và cũng được gọi là bộ nhớ sơ cấp (primary). Đó là vì khi máy tính tắt, nội dung trong bộ nhớ sẽ mất đi. Ngược lại, nội dung trong đĩa (lưu trữ) vẫn được giữ lại, kể cả khi máy tính có ngủm. Bộ nhớ chính cũng được xem là bộ nhớ thực ( real memory).
  3. I/O modules (các mô đun nhập/xuất): Di chuyển dữ liệu bên trong máy tính đến tới môi trường ngoại vị (peripheral external). Môi trường bên ngoài gồm nhiều thiết bị, bao gồm bộ nhớ thứ cấp ( ví dụ USB, đĩa CDs, etc.), các trang bị kết nối (LAN), thiết bị đầu cuối, etc.
  4. Bus hệ thống (bus là gì thì không rõ): Nó cung cấp các giao tiếp giữa bộ xử lý, bộ nhớ và bộ phận nhập/xuất.

Các dịch vụ Hệ Điều Hành

Một Hệ Điều Hành cung cấp nhiều services cho cả người dùng và chương trình. Nó cũng cấp cho các chương trình ứng dụng (chạy trong Hệ Điều Hành) một môi trường để tự do thực thi. Nó cho phép người dùng chạy nhiều chương trình một cách thuận tiện.

Đây là danh sách những services được cung cấp bởi hầu hết HĐH:

  1. Giao diện người dùng
  2. Thực thi chương trình
  3. Thao tác File hệ thống
  4. Quản lý Nhập/xuất
  5. Truyền thông
  6. Phân bố Resource
  7. Phát hiện lỗi
  8. Accounting: Kiều như là thu thập và báo cáo dữ liệu về performance này nọ.
  9. An ninh và bảo mật.

Chương này sẽ cho chúng ta một mô tả ngắn về những services một Hệ Điều Hành thường cung cấp cho người dùng và những chương trình đang và sẽ chạy bên trong nó.

Mục lục

  1. Giao diện người dùng
  2. Thực thi chương trình
  3. Thao tác File hệ thống
  4. Quản lý nhập/xuất
  5. Hệ thống truyền thông
  6. Phân bổ nguồn
  7. Phát hiện lỗi
  8. Accounting
  9. An ninh và bảo mật

Giao diện người dùng của hệ điều hành

Hệ điều hành thông thường sẽ đi theo 3 kiểu hoặc 3 loại. Tùy thuộc vào giao diện người ta lại chia nhỏ nữa.

  • Giao diện dòng lệnh
  • Giao diện Batch
  • Giao diện đồ họa

Giao diện dòng lệnh (CLI) thường giao tiếp (deals) bằng những text commands và môt kỹ thuật mà

Một bình minh tươi sáng

Chúng ta, nghĩa là tôi, bạn và tất thảy những người đang sống đều là thế hệ con người tương lai mà những người từ hàng ngàn năm trước không thể nào tưởng tượng ra nổi. Ta đã phát triển quá nhiều, quá nhanh quá nguy hiểm, đến nỗi những lý thuyết vĩ đại được phát hiện từ thời thiên cổ, giờ được dạy cho những đứa trẻ như một tri thức cơ bản nhất. Không phải là những đứa trẻ thời nay thông minh hơn những vị đại bác học thời xưa, mà vì chúng chả cần phải hiểu những thứ kể trên, chỉ cần biết là đủ. Giống như quá trình tiến hóa, các tiến nhân khó khăn lắm mới lên được bờ, hậu bối sinh sống qua hàng nghìn năm trên mảnh đất màu mỡ mà không có nhiều kẻ ngoái nhìn lại cái ngày tổ tiên còn ở biển. Mỗi thời đại đều sản sinh ra những vấn đề dành riêng cho những kẻ

Một thoáng suy nghĩ về “Tỉnh thức”

Nếu xét về mặt từ ngữ, thì khi nghe Tỉnh thức, ai trong chúng ta cũng mường tượng được rằng đây là một trạng thái của ý thức. Tỉnh là tỉnh táo, thức là ý thức. Tuy nhiên, để bàn luận thêm tôi đưa ra một số góc nhìn khác về chủ đề “tỉnh thức”.

Có những định nghĩa về sự tỉnh thức (mindfullness) như là trạng thái cảm nhận rằng mình đang tồn tại. Từ đó có nhận thức sâu sắc hơn về những thứ xung quanh. Đại loại vậy.

Cũng có nhiều bài nói, bài viết về chủ đề Tỉnh thức, mà tôi bắt gặp nhan nhản trên Internet. Họ nói rằng “Tỉnh thức” là phải như thế này, như thế kia. Hơn thế, họ còn bày ta cách để đạt đến sự tỉnh thức.

Tôi không phủ nhận những định nghĩa hay phán đoán trên. Tôi tin rằng, tất cả những điều mà mọi người bàn ở trên đều là những chỉ dẫn quan trọng, cần thiết để đưa chúng ta đến “tỉnh thức” thật sự.

Con người chúng ta đang sống trong một thế giới “ảo”. Một trật tự xã hội “ảo” với các thể chế chính trị, chính phủ và quân đội. Một nền kinh tế “ảo” khi mà tiền mặt hiện hữu chỉ chiếm

Không có áp lực, không thể tạo thành kim cương

Câu tiêu đề là đúng các bạn ạ, nó được bảo vệ bằng cơ sở khoa học. Những viên kim cương tự nhiên thường được tạo ra trong áp lực, nhiệt độ cực kì lớn, trong thời gian dài ở một độ sâu đáng kể so với mặt đất. Chúng được đẩy lên bề mặt có thể bằng những vụ phun trào núi lửa. Và đó là câu chuyện mà ai trong chúng ta cũng đều biết. 

Và khi nghe câu này, có thể nhiều người sẽ mắc phải một lỗi ngụy biện, đó là: “Áp lực sẽ tạo thành kim cương”. Điều này lại sai hoàn toàn các bạn ạ.

Vì, ngay từ đầu bạn phải có tố chất để tạo thành kim cương. Bạn phải là Carbon. Bạn phải chịu được áp lực, nhiệt độ cực lớn. Nếu bạn không có những thứ ấy, sau cùng nếu may mắn thì bạn vẫn là bạn, nhưng sẽ ở một trang thái tồi tệ hơn nhiều.

Tại sao tôi lại nói về điều này. Trong đời, bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào, vị trí nào cũng có thể gặp phải những khó khăn, áp lực đè nặng lên cuộc sống. Điều đó nhiều khi là không thể tránh khỏi. Và để vượt qua được những vật cản ấy, ta cần có một thái độ đúng đắn, một cách hành xử hợp lí. Hoặc là bạn trực tiếp đối mặt với nó, hoặc là bạn tránh sang một bên để tránh gây ra một hậu quả lớn hơn. Nếu bạn thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, định vị rõ mình là ai, mình có gì, và mình sẽ xử lí vấn đề như thế nào, thì chúc mừng, bạn có nhân tố để trở thành kim cương. Nhưng, nếu bạn không biết mình là ai, vấn đề là cái cm gì, thì bạn, tốt nhất là tránh sang một bên, liên tục trau dồi bản thân hơn nữa, học hỏi nhiều vào, chính những thứ đó mới giúp bạn đi lên, giúp bạn thành Carbon trước khi bị vỡ vụn trong áp lực, trong khắc nghiệt.

Writing task 1

In most families, parents always take responsibility for taking care of their children. They give the kids many advise to navigate their behaviors in social activity. Some people say that children should always follow their parent’s advice, but I do not fully agree with them. 

Children should obey their parents when they were young. In early age, a young child does not have enough knowledge about the world around. They can do wrong things without parent’s instructors. For example, kids always curious about anything they can see, include knives, power outlets. Parent’s advice make sure that they stand off these dangerous sources.

When children have grown up a certain age, they can make their own decision without lying on mom and dad. Handling own problems can help them acquire some worth skills like critical thinking, leadership, 

negotiation. And these are the life skills that are essential for children to develop their ability. Moreover, when children are less reliant on parents, they will find out the way to overcoming difficulties

in every circumstance. 

Some people may say that not all children can make decisions themselves. The problem is how the parent listens and understands their child. A parent should be the first one who recognizes their kid’s ability. They should not expect that the kids always obey everything they said. 

In conclusion, should 

Nói về nhiệt – Phần 1

Lạ hay quen?

Ai đã từng nghe đến ‘nhiệt’? Chẳng phải nó hiện hữu trong đời sống hằng ngày như là một điều đã quá đỗi quen thuộc. Khi bạn nóng, bạn nghĩ tới nhiệt, khi bạn lạnh bạn cũng nghĩ tới nhiệt… Vậy, bằng cách nào, tôi muốn làm rõ, ‘nhiệt’ thực sự là gì?

Trước mọi giải thích, tôi thường phải cắt nghĩa những từ ngữ đã sử dụng. Với tôi, ngôn ngữ là một phương tiện để khiến suy nghĩ của chúng ta xích lại gần nhau. Một khi bạn không hiểu những từ tôi viết, rõ ràng, lý luận khác cũng sẽ khó để tiếp cận. Đầu tiên, trong tiếng Việt, ….

Ai đã nghĩ ra ‘chất nhiệt’?

Trước khi hệ thống xác định tính chất và đặc điểm của ‘nhiệt’ như hiện nay ra đời, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết về một loại chất mang đầy đủ đặc tính của nhiệt – chất ‘nhiệt’.

Nhìn dưới cấp độ phân tử

Dưới góc nhìn với cấp độ phân tử, ta có thể tìm ra cội nguồn của Nhiệt. Ấy là sự chuyển động hỗn loạn và tương tác của các hạt phân tử tạo nên vật chất. Để đặc trưng cho phần năng lượng vi mô ở bên trong của vật, người ta đưa ra khái niệm về Nội Năng U. Cũng tương tự như năng lượng vĩ mô hiện hữu trước mắt ta, U là tổng của các dạng năng lượng như Động năng của chuyển động tịnh tiến hoặc quay và Thế năng Wt giữa các phân tử.

 

Nhiệt động lực học

Dự định tuổi 17

Những ngày thơ ấu

Lâu rồi không nói về chuyện xưa cũ, nhưng tôi vẫn tưởng nhớ ngày mình còn thơ dại. Đã từng nếm trải nhiều thú vui của giới trẻ trâu thời đó, tôi đi bắt cá, thả diều, chơi bi, sưu tập vòng dây thun, ảnh siêu nhân, chơi cò, ô ăn quan…Nói chung có kể nữa sẽ thành nhiều chuyện, nhưng đó là tất cả. Khoảng thời gian đẹp đẽ ấy từng làm tôi tiếc nuối, tuy là nó cũng chứa rất nhiều những tủi hờn. Những lầm lỡ không hề nhỏ, những hành xử thơ ngây của đôi ngày nhỏ dại.

Tôi không còn thấy rõ mình trên đoạn đường năm ấy. Chuyện học cũng như chuyện chơi, thật tự nhiên, không nhớ mình đã cố ‘học để thi’ bao giờ. Chỉ là càm giác được gần gũi với bạn bè thầy cô và những niềm vui điểm mười đem lại cho gia đình. Tôi đã từng sống trong xanh như thế.

Biến cố

Vào cấp 3 là một biến cố lớn. Tôi từ bỏ những vỏ bọc an toàn khi xa nhà lên thành phố tìm cơ hội học tập. Ngày đầu trôi qua thật tẻ nhạt, không tìm được một dự định, một mục tiêu nào. Tôi phó mặc cho dòng đời đưa đẩy, vậy là tôi đi nhiều, học nhiều, nhưng đi, học cũng không giúp tôi đạt được gì đáng nhớ. Vậy là tôi vội tìm ngã rẽ, có chăng một kẻ bộ hành